QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Huyện Lâm Hà đẩy mạnh thực hiện Đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản  In trang
06/03/2023 03:09 CH

Huyện Lâm Hà đẩy mạnh thực hiện Đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản 

Lâm Hà có tổng diện tích khoảng 93.000 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 58.500 ha, với khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, hầu hết là đất đỏ Bazan rất thích hợp trồng nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, dâu tằm, mắc ca, các cây ăn quả, rau hoa...

Sản phẩm cà phê của huyện Lâm Hà
Sản phẩm cà phê của huyện Lâm Hà

Năm 2022, thực hiện Đề án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng, huyện Lâm Hà đã triển khai thực hiện Đề án với việc xác định mục tiêu là xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn nhằm hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; nâng cao giá trị hoàng hóa nông sản; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người dân. 
Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó đã tập trung phát huy lợi thế, thế mạnh về nông nghiệp của địa phương; triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; chuyển giao khoa học kỹ thuật; thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Trồng rau trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao
Trồng rau trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao

Trong lĩnh vực trồng trọt vận động nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, công nghệ tưới tự động, công nghệ đèn Led; công nghệ cảm biến thông minh kết nối và điều khiển tự động, công nghệ giống, cơ giới hóa, tự động hóa trong canh tác. Tăng diện tích cây ăn quả, chè, cà phê ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (ViêtGap, UTZ, 4C) nhằm nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn an toàn trên địa bàn huyện là 16.133 ha, trong đó 5.560 ha là diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 10.573 ha là diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (ViêtGap, UTZ, 4C...). 
Toàn huyện hiện có 44 hợp tác xã, 97 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các ngành nghè: trồng cà phê, trồng rau, hoa, chăn nuôi tằm, bò sữa, bò thịt và sản xuất nông nghiệp tổng hợp. Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện liên kết với các nông hộ để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Huyện quan tâm hỗ trợ giống, hỗ trợ xây dựng kho bảo quản nông sản và tạo điều kiện để các hộ nông dân ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Các hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển đã duy trì việc làm cho 769 lao động, trong đó lao động thường xuyên là thành viên hợp tác xã là 653 lao động; tổng số thành viên tham gia tổ hợp tác là 2.856 thành viên. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã đạt khoảng 57,5 triệu đồng/lao động/năm. Thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác đạt khoảng 50 triệu đồng/lao động/năm. Đến nay trên địa bàn huyện có 16 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, tập trung vào các đối tượng sản xuất như rau, hoa, chè, cà phê, cây ăn quả, mắc ca, sữa bò, kén tằm.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2022, huyện Lâm Hà đã trình UBND tỉnh 06 sản phẩm để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022. Hiện nay, toàn huyện có 19 sản phẩm của 15 chủ thể được công nhận hạng sao OCOP, trong đó: 16 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao và 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao, trong 14 sản phẩm OCOP 4 sao có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp trung ương là Bộ trà Olong ba bông mai, Macca sấy Viet’s Nuts Lâm Hà, Macca Lâm Hà. Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025, huyện Lâm Hà tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thế mạnh của địa phương, tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm trong và ngoài nước, phấn đấu đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển mới ít nhất 10 sản phẩm OCOP. Trong đó phấn đấu có thêm 1 sản phẩm OCOP 3 sao, 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 1 sản phẩm OCOP 5 sao, qua đó khẳng định thế mạnh về các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương, từng bước nâng cao thu nhập cho ngành nông nghiệp địa phương. Hiện có 17 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của huyện đã được UBND huyện lập danh sách gửi Sở Thông tin và Truyền thông để đăng ký đưa lên sàn thương mại điện tử posmart.vn và voso.vn. Việc đưa lên sàn thương mại điện tử posmart.vn và voso.vn sẽ góp phần mở rộng thêm kênh bán hàng, thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Từ đó sẽ góp phần tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng trên cả nước và quốc tế. Để tạo cầu nối hiệu quả giúp các sản phẩm nông sản của huyện phát triển bền vững, UBND huyện đã các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản đặc trưng của huyện; đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Huyện Lâm Hà đã xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Macca Lâm Hà” và nhãn hiệu chứng nhận “Tơ tằm Lâm Hà” nhằm phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương. UBND huyện đã triển khai nhiều mô hình kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến cho hiệu quả kinh tế, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi diện tích cây trồng phát triển theo lợi thế của địa phương, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất gắn với chế biến sản phẩm, đào tạo nghề cho lao động để thúc đẩy sản xuất nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa nông sản, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Nông nghiệp là lĩnh vực nhiều lợi thế, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu là giải pháp có ý nghĩa chiến lược quan trọng để nông nghiệp Lâm Hà phát triển bền vững đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

                                         Bích Hằng - BDV
 

Lượt xem: 491
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000325828
  •  Đang online: 8
  •  Trong tuần: 3.274
  •  Trong tháng: 16.832
  •  Trong năm: 64.691