QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Tập trung các nguồn lực hỗ trợ và vận động phát huy ý chí tự lực, tự cường phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lâm Hà In trang
08/03/2024 10:20 SA

Tập trung các nguồn lực hỗ trợ và vận động phát huy ý chí tự lực, tự cường phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lâm Hà

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó đề cập đến “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển…”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nêu 5 mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát huy ý chí, khát vọng vươn lên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó nhấn mạnh cần phải có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. 

Hình ảnh: Đồng bào dân tộc thiểu số 2 thôn Rtieng xã Phú Sơn nuôi tằm để phát triển kinh tế gia đình
Hình ảnh: Đồng bào dân tộc thiểu số 2 thôn Rtieng xã Phú Sơn nuôi tằm để phát triển kinh tế gia đình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Lâm Hà thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Với dân số khoảng 149.264 khẩu/37.924 hộ, trong đó dân tộc thiểu số khoảng 34.987 khẩu/7.665 hộ, chiếm tỷ lệ 23,4%. Các dân tộc thiểu số sinh sống đan xen và tập trung chủ yếu ở 57 thôn/12 xã, thị trấn (Đinh Văn, Đạ Đờn, Phi Tô, Phú Sơn, Tân Văn, Tân Thanh, Phúc Thọ, Liên Hà, Đan Phượng, Mê Linh, Tân Hà, Gia Lâm). Toàn huyện hiện nay có 14 thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 19/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc và 8 xã, thị trấn (Đinh Văn, Đạ Đờn, Liên Hà, Phi Tô, Tân Văn, Phúc Thọ, Mê Linh, Tân Thanh) khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. 
Đảng bộ, chính quyền huyện Lâm Hà tập trung quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 37-CTr/HU, ngày 30/8/2022 chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lâm Hà giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2023; chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ưu tiên phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; từng bước gắn sản xuất với chế biến, kết nối thị trường, tạo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với đặc thù của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng năm, HĐND huyện đều ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội; UBND huyện ban hành các quyết định, kế hoạch liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống công tác dân vận và chính quyền các cấp đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Trung ương thành các chương trình, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm 2023, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện được bố trí vốn ngân sách nhà nước là 42.456 tỷ đồng, vốn tín dụng Ngân hành chính sách xã hội huyện triển khai cho vay là 1.204 triệu đồng, vốn huy động đối ứng làm đường giao thông nông thôn do nhân dân đóng góp là 1.028 triệu đồng. Tập trung đầu tư xây dựng công trình chợ Tân Thanh; xây dựng 04 dự án/49 công trình, trong đó 46 công trình mới.  Quan tâm, giải quyết giải quyết nhà ở cho 29 hộ chính sách; hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân thiếu nước; hỗ trợ xây dựng đường giao thông 13 thôn đặc biệt khó khăn. Đã tổ chức đào tạo nghề 26 lớp/704 học viên người dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách cho 50 người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức các chuyến đi thăm quan, học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Tổ chức các lớp tập huấn tại các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dượng trẻ em; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; các lớp tập huấn về bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đảm bảo đủ, đúng đối tượng, kịp thời. Vận động nhân dân các dân tộc thiểu số xóa bỏ các phong tục tập quán không còn phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; phát huy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên, chủ động tiếp cận các phương pháp sản xuất mới, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; vận động nhân dân không xâm phạm đất rừng; tích cực tham gia các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. 
Các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tăng cường và đổi mới nội dung, phương thức vận động nhằm phát huy tính tích cực, ý chí tự lực tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững với những kết quả tích cực. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vận động nguồn lực xã hội hóa, chăm lo thực hiện công tác an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ các phong tục tập quán không còn phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; phát huy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên, chủ động tiếp cận các phương pháp sản xuất mới, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới; vận động nhân dân không xâm phạm đất rừng; tích cực tham gia các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tích cực tham gia các mô hình kinh tế hiệu quả, như trồng dâu nuôi tằm. Trong 2 năm 2022 - 2023 với những mô hình “Dân vận khéo” trong vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo do Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội huyện triển khai thực hiện đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Hiệu quả là các mô hình vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, với những diện tích cây trồng kém hiệu quả, không phù hợp, vận động đồng bào dân tộc chuyển sang trồng dâu, nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mô hình đã khẳng định hiệu quả rất thiết thực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Mê Linh, Phú Sơn, Liên Hà, thị trấn Đinh Văn... Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, đồng bào các dân tộc thiểu số đã từng bước thay đổi nhận thức và hành động, có ý chí vươn lên, chủ động tiếp cận khoa học tiến bộ vào sản xuất, phát triển kinh tế giảm nghèo.
Với nhiều chủ trương, giải pháp tích cực được Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở triển khai thực hiện, cùng với sự chủ động vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1,4%/KH 1 - 1,5%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,02%/Kh 2,5% - 3%; toàn huyện hiện có 2.318 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,11%, số hộ nghèo chung là 869 hộ, chiếm tỷ lệ 2,29%, số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 449 hộ, chiếm tỷ lệ 6,24%; số hộ cận nghèo chung là 1.449 hộ, chiếm tỷ lệ 3,82%, số hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 776 hộ, chiếm tỷ lệ 9,92%. Riêng trong năm 2023 đã có 612 hộ thoát nghèo, 1.354 hộ thoát cận nghèo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản được giữ vững và ổn định, không có vụ việc gây rối trật tự xã hội, không xảy ra điểm nóng phức tạp, các hoạt động tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các dân tộc trên địa bàn huyện chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
Từ thực tiễn thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có thể khẳng định rằng điều quan trọng trong vận động đồng bào là nói phải đi đôi với làm, làm phải thực chất, có kết quả để người dân thấy, thì người dân sẽ tin tưởng, ủng hộ và làm theo. Trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Phấn đấu giải ngân hoàn thành nguồn vốn đầu tư theo Chương trình và Nghị quyết số 141/NQ-HĐND, ngày 19/12/2023 của huyện về kế hoạch đầu tư công năm 2024. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,5% (tương ứng 195 hộ trở lên). Duy trì hoạt động hiệu quả 14 tổ truyền thông công đồng hỗ trợ bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc có chất lượng về sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, nâng cao tầm vóc người đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tiếp tục đổi mới cách thức công tác dân vận, nhất là ở cấp cơ sở càng có ý nghĩa quan trọng, vì làm tốt công tác dân vận là cách tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. 
Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu phát huy được cao nhất sức mạnh nội tại của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển mọi mặt đời sống, không chỉ giảm nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra.

Bích Hằng - BDV
 

Lượt xem: 831
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000560031
  •  Đang online: 15
  •  Trong tuần: 11.390
  •  Trong tháng: 34.944
  •  Trong năm: 298.894