QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới  sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới  In trang
08/05/2023 09:11 SA

Kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới 
-----

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 66-CTr/TU, ngày 29/10/2013 của Tỉnh ủy (khóa IX). Ban Thường vụ Huyện ủy Lâm Hà ban hành Kế hoạch số 73a-KH/HU, ngày 27/11/2013 về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động số 66-CTr/TU của Tỉnh ủy “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tập trung triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết. Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, vận động, làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nắm vững mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ công tác dân vận. 

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Hà lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lâm Hà lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, giải pháp về công tác dân vận của Đảng. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua tổ chức Hội thi dân vận khéo, hội thi cải cách hành chính, các cuộc thi, hội thi của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội…nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động. Chỉ đạo các TCCS Đảng trực thuộc tổ chức quán triệt nội dung nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện ở địa phương, đơn vị. Tuyên truyền, phổ biến để các tầng lớp Nhân dân biết, cảnh giác và chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Gắn công tác dân vận với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thông qua việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng lên; xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác dân vận; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền quản lý, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tham mưu, làm nòng cốt tổ chức thực hiện; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm đối với công tác vận động quần chúng. Các tầng lớp nhân dân thông qua quán triệt học tập đã nâng cao nhận thức, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận xã hội cao để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy được Huyện ủy quan tâm, chỉ đạo. Năm 2017 Ban Thường vụ Huyện ủy đưa nội dung giám sát thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động số 66-CTr/TU vào chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ, đã tiến hành giám sát đối với 02 tổ chức đảng và 02 đảng viên là cán bộ chủ chốt. Chỉ đạo các TCCS Đảng chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết tại cơ quan, địa phương, đơn vị. Thường xuyên chỉ đạo lồng ghép kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận. Qua đó Huyện uỷ đã kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết.  
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ được quan tâm, chỉ đạo triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận số 21-KT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị được quan tâm. Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng được tiến hành đồng bộ và từng bước trên tất cả các mặt: Tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động. Việc sắp xếp, tổ chức và bố trí cán bộ đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Quan tâm lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ ở tất cả các khâu: Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, sử dụng, thực hiện chính sách cán bộ và luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Quan tâm cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mhiệm vụ. Quan tâm, tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên. Ban Thường vụ Huyện ủy phân công các đồng chí Ủy viên BTV, Ủy viên BCH Đảng bộ phụ trách các TCCS Đảng; thành lập tổ công tác dự, theo dõi, hướng dẫn sinh hoạt chi bộ và dự kiểm điểm, phân tích chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên hằng năm đối với các TCCS đảng trực thuộc Huyện ủy. 
Tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, Đảng vừa là người lãnh đạo vừa thành viên của MTTQ. Phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Các cấp ủy từ huyện đến cơ sở chỉ đạo kịp thời triển khai, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ” trong triển khai lấy ý kiến nhân dân và được nhân dân thảo luận bàn bạc, thống nhất như: công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các trình phúc lợi, phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở, thực hiện hiệu quả QCDC cơ sở từ đó đã tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị huyện xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân...tập trung giải quyết những vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài trên địa bàn được cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, thành lập các tổ tuyên truyền, vận động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng kịp thời chỉ đạo giải quyết bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân từ đó tạo sự đồng thuận và chấp hành của người dân.
Xác định công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt. Thực hiện nghiêm túc quan điểm phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường niềm tin và sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của nhân dân được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện nghiêm túc. Định kỳ hàng tháng, Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, lãnh đạo UBND huyện tổ chức tiếp dân tại trụ sở Ban Tiếp công dân huyện. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo MTTQ, các ban, ngành của huyện, Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã tổ chức tiếp công dân, đối thoại với Nhân dân với tinh thần dân chủ, công khai, lắng nghe ý kiến, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Tại các cuộc tiếp dân nhiều nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét và trả lời trực tiếp. Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chú trọng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân.
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới thông qua tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận; thông qua việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận đã có sự thay đổi tích cực, rõ nét. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức công tác ở các cơ quan Ban Dân vận, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đã từng bước xây dựng phong cách làm việc “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” đã vận dụng phương thức hành động “nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” thông qua các phong trào, mô hình, điển hình “dân vận khéo” hiệu quả trên các lĩnh vực. 
Chính quyền từ huyện đến cơ sở tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước. Đưa công tác dân vận trở thành nhiệm vụ thường xuyên gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị tổ chức triển khai quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức học tập, nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, nhất là công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch; thực hiện tốt chính sách dân tộc. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, phòng ban, UBND xã, thị trấn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng cường đi cơ sở để nắm tình hình Nhân dân, kịp thời giúp Nhân dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện việc công khai các thủ tục hành chính, các quy định cụ thể về trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức để Nhân dân biết, giám sát và kiểm tra thực hiện. Làm tốt công tác dân vận trong đồng thuận thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị sự nghiệp công lập, thôn, tổ dân phố. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được quan tâm đổi mới, tổ chức các kỳ hịp chuyên đề, hoạt động chất vấn tại các kỳ họp thường lệ được quan tâm giành nhiều thời gian. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tổng hợp, kiến nghị, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri được HĐND thường xuyên theo dõi. Hoạt động giám sát được chú trọng, lựa chọn giám sát những lĩnh vực cử tri quan tâm, bức xúc. Công tác dân vận của các cấp chính quyền có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sâu sát cơ sở, gần dân, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn. 
Đẩy mạnh triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan tâm quan tâm xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, đã góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 
MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và cơ sở; các tổ chức chính trị - xã hội duy trì kế hoạch, chương trình phối hợp với chính quyền cùng cấp. Phát huy vai trò trung tâm tập hợp, đoàn kết và làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. Cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện, phối hợp để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. 
Công tác dân vận của lực lượng vũ trang được quan tâm, triển khai thực hiện gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tăng cường giáo dục truyền thống gắn bó quân – dân trong lực lượng vũ trang. Tổ chức triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình gắn huấn luyện với thực hiện công tác dân vận.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, công tác dân vận của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm công tác dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt; việc phân công và phát huy vai trò cán bộ phụ trách công tác dân vận ngày càng được quan tâm; tổ chức bộ máy của hệ thống dân vận củng cố, kiện toàn. Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp đã tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở, tập trung chỉ đạo việc nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của nhân dân; chú trọng kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết các chủ trương về công tác dân vận; gắn kết công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Công tác dân vận của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước có sự chuyển biến, gắn việc thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận với việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ; đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động nhà nước; tập trung cải cách thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm, đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và quan hệ với nhân dân. Công tác dân vận của các lực lượng vũ trang đã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng các hoạt động về cơ sở, tập trung kiện toàn tổ chức, xây dựng các mô hình hoạt động hiệu quả; gắn các phong trào thi đua yêu nước với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện giám sát, phản biện xã hội và tích cực tham góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hệ thống các cơ quan tham mưu của Đảng về công tác Dân vận đổi mới về phương thức hoạt động tham mưu cho cấp ủy trong thực hiện Nghị quyết; tích cực, chủ động, bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình nhân dân, tham mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân…Những kết quả đạt được trong công tác dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa huyện giai đoạn 2013 - 2022.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác dân vận nhằm phát huy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dân, trong thời gian tới các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và hệ thống chính trị huyện nhà cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” gắn thực hiện công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trương cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác dân vận của địa phương, cơ quan, đơn vị. 
    Tăng cường thực hiện công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”.
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính  quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong thực hiện giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao.    
    Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị./.

Bích Hằng – BDV
    

    

Lượt xem: 1.220
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000323551
  •  Đang online: 14
  •  Trong tuần: 997
  •  Trong tháng: 14.555
  •  Trong năm: 62.414