QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; một số giải pháp tiếp tục thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW trong tình hình mới trên địa bàn huyện In trang
13/06/2023 04:58 CH


Kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; một số giải pháp tiếp tục thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW trong tình hình mới trên địa bàn huyện
-----

 Thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt, tập huấn;  cấp ủy, chính quyền, tổ chức Mặt trận, các đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân bước đầu nắm được quan điểm, ý nghĩa, mục đích, nội dung; qua đó nhận thức được trách nhiệm trong thực hiện các Quyết định 217 của Bộ Chính trị; xác định rõ hơn về chức năng giám sát, phản biện xã hội. Giám sát và phản biện xã hội được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Trong đó, giám sát đã được quy định trong Hiến pháp và trong một số văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. 
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã cụ thể hóa cac văn bản của cấp ủy, đã ban hành Chương trình hành động, trong đó tập trung thực hiện “Công tác dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh”.
* Trong nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện đạt được kết quả đó là:
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng chống dịch Covid - 19 đạt kết quả cao, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đã ủng hộ gần 04 tỷ đồng vào Quỹ “phòng, chống dịch Covid - 19” của huyện và trên 5.000 tấn nông sản hỗ trợ các địa phương trong và ngoài tỉnh phục vụ công tác phòng chống dịch Covid - 19. Tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 11 tỉ đồng, hỗ trợ xây dựng 19 căn nhà đại đoàn kết trị giá trên 9,5 tỉ đồng và hỗ trợ sinh kế đối với 115 hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc thiểu số tại 05 địa phương trị giá trên 02tỉ đồng.  Phối hợp tuyên truyền vận động các tầng lớp Nhân dân về cuộc bầu cử, tạo điều kiện để ứng cử viên tham gia gặp gỡ, tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử đảm bảo theo quy định của pháp luật. Kết quả, có 107.164 cử tri huyện Lâm Hà (đạt 99,97%), bảo đảm bầu cử đủ về số lượng, cơ cấu, thành phần đối với đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Vận động Nhân dân đóng góp nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Lâm Hà và xã nông thôn mới nâng cao,kiểu mẫu đạt kết quả cao. Phối hợp tham mưu BTV Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 21 -KH/HU, ngày 16/6/2021 về “Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, nhân rộng và nâng cao chất lượng Khu dân cư tiêu biểu, Khu dân dân cư kiểu mẫu trên địa bàn huyện Lâm Hà, giai đoạn 2021 - 2025”; đã xây dựng, công nhận 92 mô hình khu dân cư tiêu biểu cấp huyện và 30 mô hình khu dân cư kiểu mẫu cấp tỉnh trong xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Khuất Thị Minh Hiền, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì Hội nghị Giám sát tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà
Đồng chí Khuất Thị Minh Hiền, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì Hội nghị Giám sát tại xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà

Để triển khai thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI), từ năm 2019 đến nay, MTTQ Việt Nam huyện chủ trì, phối hợp tổ chức được 14 cuộc giám sát trên các lĩnh vực, trong đó tập trung giám sát cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử theo Quy định 124, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát thực hiện triển khai, xây dựng mô hình “khu dân cư tiêu biểu”và “khu dân cư kiểu mẫu” tại các địa phương... Công tác giám sát từng bước được nâng cao về chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ, tham gia của các cơ quan, đơn vị địa phương. Ngoài ra, còn phối hợp tham gia các cuộc giám sát với Thường trực HĐND, các ban của HĐND, Viện kiểm sát Nhân dân huyện giám sát việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Công tác phản biện xã hội ngày càng được chú trọng, Mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức các hội nghị hoặc trực tiếp tham gia tham gia phản biện đối với dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp; dự thảo các văn bản pháp luật và các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện và cấp xã với trên 70 loại văn bản. Cùng với đó, phối hợp tổ chức có hiệu quả các hoạt động tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; phối hợp tổ chức 190 hội nghị góp ý đối với trên 2.700 lượt cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử tại nơi cư trú và lực lượng công an trên địa bàn huyện; giới thiệu 28 vị để Hội đồng nhân bầu Hội thẩm nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026. 
 Mặt trận Tổ quốc các cấp ngày càng chủ động hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đã góp phần tăng cường tính thống nhất trong phối hợp hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc, phát huy dân chủ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương, thực sự là cầu nối giữa Nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương.Việc tăng cường phối hợp thực hiện công tác giám sát giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, các địa phương đã giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở một số địa phương, đơn vị; cơ bản, các đơn vị được giám sát đã tiếp thu và giải pháp khắc phục theo kiến nghị của MTTQ các cấp.
* Công tác giám sát, phản biện xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, đó là:
Vẫn còn một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa chủ động trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Một số địa phương, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc chưa thường xuyên, đi vào chiều sâu, hiệu quả pháp lý chưa cao; nội dung, hình thức hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa sát với thực tiễn và nhu cầu, bức xúc của Nhân dân; chủ yếu chỉ phát hiện, nêu ý kiến, kiến nghị tại các kỳ họp, phiên họp của các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng được giám sát và phản biện. Một số ý kiến, kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội vẫn chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm xem xét, giải quyết, trả lời chậm, chưa đúng mức. Các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác giám sát, phản biện xã hội đối với cấp cơ sở còn hạn chế; trình độ, năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh của cán bộ Mặt trận còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, dẫn đến thụ động, ngại va chạm, thiếu tự tin, kém bản lĩnh, nhất là khi thực hiện công tác giám sát có tính nhạy cảm, phức tạp và phản biện xã hội đối với những đề án, chủ trương, chính sách có tính chuyên môn cao.
* Để tiếp tục phát huy tốt vai trò của MTTQ giám sát và phản biện xã hội cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định nội dung liên quan đến công tác giám sát và phản biện xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân để tạo sự thống nhất trong nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở; phát huy tốt vai trò nòng cốt của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện xã hội thông qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên, nhân dân và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền các cấp để có giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của nhân dân.
Thứ ba, MTTQ các cấp cần chủ động phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội hằng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, chú ý chọn những vấn đề mà người dân, dư luận xã hội đang quan tâm. Điều quan trọng là cần tạo điều kiện cho MTTQ phản biện đối với các dự thảo nghị quyết quan trọng của cấp ủy địa phương; đồng thời có điều kiện theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội.
Thứ tư, Ủy ban Nhân dân huyện hàng năm chỉ đạo các ban, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp xã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để lựa chọn những nội dung cần thiết phải phản biện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch phản biện sát với tình hình địa phương nhằm tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thứ năm, MTTQ các cấp cần tranh thủ và phát huy tốt vai trò, trí tuệ của các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các vị nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, các đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cần chú trọng thực hiện đòng bộ  giữa công tác giám sát, phản biện xã hội với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Qua thực tiễn có thể khẳng định, việc thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; nâng cao chất lượng các chương trình, đề án, quy hoạch, những chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận, đồng hành trong Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020 -2025 đã đề ra.

  Lê Thị Hải – BDV Huyện ủy


 

Lượt xem: 1.282
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000561458
  •  Đang online: 12
  •  Trong tuần: 12.817
  •  Trong tháng: 36.371
  •  Trong năm: 300.321