QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới trên địa bàn huyện Lâm Hà và những giải pháp triển khai hiệu quả trong thời gian tới In trang
22/02/2023 04:24 CH

Kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới trên địa bàn huyện Lâm Hà và những giải pháp triển khai hiệu quả trong thời gian tới

Ngay sau khi có Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị, (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 24/10/2008 của Tỉnh ủy, Huyện ủy Lâm Hà đã ban hành Kế hoạch số 47 KH/HU ngày 31/10/2008 về “Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X)”. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy chủ trì, phối hợp UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận và các Đoàn thể huyện tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW đến cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, người lao động, đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ đang công tác, sinh sống trên địa bàn huyện và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Qua 15 năm triển khai thực hiện, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực; cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ và giới văn nghệ sĩ đã đón nhận tinh thần nghị quyết với sự đồng tình và phấn khởi; xác định đây là kim chỉ nam, là cơ hội, là bệ phóng của hoạt động văn học nghệ thuật của huyện nhà. Không những định hướng trong việc quản lý, tổ chức, sáng tạo, phát triển nghề nghiệp văn học, nghệ thuật mà còn kích thích sự cống hiến của các văn nghệ sỹ; hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật của huyện có nhiều kết quả quan trọng.
Đến nay, toàn huyện có 174 đội văn nghệ quần chúng của các cấp xã, thị trấn, khối cơ quan, trường học, các lực lượng vũ trang, 120 câu lạc bộ văn hóa cơ sở, đã tổ chức trên 900 buổi biểu diễn, sinh hoạt phục vụ cho hàng chục ngàn lượt người xem. Các địa phương, các ngành đã tổ chức 276 cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng bằng nhiều nội dung, hình thức, thể loại phong phú, đa dạng với nhiều chủ đề ca ngợi quê hương đất nước đã khơi dậy mạnh mẽ phong trào văn nghệ quần chúng, hình thành nên một đội ngũ tác giả, đạo diễn, biên đạo múa, nhạc công và diễn viên không chuyên hoạt động sôi nổi, phục vụ có hiệu quả nhu cầu sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong huyện, thu hút hơn 1.000 lượt diễn viên không chuyên tham gia với hàng vạn lượt người xem và cổ vũ. Hoạt động của các câu lạc bộ Hát Then đàn tín xã Phi Tô, Tân Thanh, CLB văn hóa, văn nghệ Bồ Liêng, Đam Pao và các câu lạc văn, thơ, nhạc của các xã, thị trấn đã được duy trì và thường xuyên tham gia các cuộc thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng của huyện, tỉnh tổ chức và phục vụ các nhiệm vụ của địa phương. Hàng năm Trung tâm Văn hóa, Thông tin và thể thao huyện xây dựng từ  8 đến 10 chương trình văn nghệ phục vụ hoạt động tuyên truyền và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyện và tiếp nhận trên 10 đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh về biểu diễn và phục vụ tại địa phương.
Công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng được các cấp, các ngành đồng bộ triển khai thực hiện. Việc phát huy những đặc trưng tốt đẹp của các dân tộc thiểu số bản địa được nâng cao (làng dệt thổ cẩm xã Đạ Đờn, câu lạc bộ cồng chiêng thôn Preteng 2, xã Phú Sơn....), các giá trị văn hóa đặc sắc của các vùng miền trên địa bàn huyện, đặc biệt là việc khôi phục: lễ mừng lúa mới, lễ cưới của dân tộc K’Ho, các làn điệu cồng chiêng, các bài dân ca, các vật dụng sinh hoạt truyền thống của đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên. Đã sưu tầm, chỉnh lý, hoàn thiện được 8 điệu chiêng cổ của đồng bào K’Ho, 10 bài hát dân ca, 5 bài khèn M’Buốt, R’Ken. Phục dựng được một nghi thức lễ hội như: Lễ hội mừng lúa mới, Lễ cúng thần lửa, Lễ cưới người K’Ho… Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tổ chức 09 lớp truyền dạy cồng chiêng và tạo điều kiện hoạt động của 24 đội cồng chiêng. Đến nay, huyện Lâm Hà đã có 11 nghệ nhân là người dân tộc thiểu số được phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp bộ, cấp tỉnh, nhiều tập thể, cá nhân đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khen thưởng, tổ chức được 01 lớp truyền dạy Hát then Đàn tính tại xã Tân Thanh và công nhân 30 nghệ nhân trẻ (dưới 30 tuổi) về Hát then Đàn tính. 

Lớp truyền dạy Hát then Đàn tính tại xã Tân Thanh
Lớp truyền dạy Hát then Đàn tính tại xã Tân Thanh

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nguwòi lao động hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được quan tâm bố trí. Hiện nay, số biên chế quản lý hoạt động văn hóa là 31 biên chế (trong đó, cấp huyện có 05 biên chế, đạt 100% trình độ đại học; sự nghiệp 20 biên chế đạt 95% trình độ Đại học; cấp xã 16 biên chế đạt 100% trình độ Đại học. Có 03 biên chế là người dân tộc thiểu số. Huyện đã thành lập được 01 đội thông tin lưu động. 
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác quản lý các hoạt động văn học, nghệ thuật chưa hiệu quả; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho thiết chế văn hóa, nghệ thuật ở cơ sở chưa đảm bảo; chế độ đãi ngộ, đầu tư cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật thiếu tính động viên, khuyến khích; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hiệu quả chưa cao.
 Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do điểm xuất phát về kinh tế, xã hội của huyện thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chưa thật sự quan tâm đến vai trò và sự phát triển của văn học, nghệ thuật đối với đời sống chính trị-xã hội huyện; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên; năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế; công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực văn hóa chưa được chú trọng. Kinh phí đầu tư phát triển văn học, nghệ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
 Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
1.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), chương trình hành động của Ban Thường vụ Huyện ủy trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là đội ngũ văn nghệ sỹ.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và công tác quản lý Nhà nước của chính quyền đối với hoạt động văn học, nghệ thuật.
3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan văn hóa, văn nghệ.
4. Quan tâm hỗ trợ hoạt động chuyên môn và phong trào văn học - nghệ thuật; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đãi ngộ đối với đội ngũ văn nghệ sỹ. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung kinh phí cho hoạt động văn học nghệ thuật.
5. Tổ chức nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng. Đẩy mạnh hoạt động sáng tác; thành lập hội viên và nhân dân. Nâng cao chất lượng cả về nội dung, hình thức.
6. Quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động của chi Hội văn học - Nghệ thuật của huyện, định hướng sáng tác cho hội viên, định hướng thẩm mỹ cho công chúng và khuyến khích sáng tác. Tích cực đấu tranh chống quan điểm sai trái, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong văn học, nghệ thuật.
7. Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; đa dạng các hoạt động giới thiệu, quảng bá tác phẩm nhằm đưa văn học, nghệ thuật đến từng thôn, tổ dân phố.
8. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình văn hóa, nghệ thuật. Quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động của các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật địa phương.
Trong những năm tới, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn huyện hứa hẹn tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị và đặc biệt là phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật huyện nhà trong tương lai.

                                    Mai Anh

Lượt xem: 192
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000322057
  •  Đang online: 10
  •  Trong tuần: 3.457
  •  Trong tháng: 13.061
  •  Trong năm: 60.920