QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Lâm Hà 35 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động hạng 3, Quyết định công nhận huyện Nông thôn mới In trang
27/10/2022 07:52 SA

Lâm Hà 35 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động hạng 3, Quyết định công nhận huyện Nông thôn mới

    Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157/QĐ- HĐBT ngày 24/10/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở sáp nhập Vùng kinh tế mới Hà Nội với một phần diện tích của huyện Đức Trọng. Lâm Hà, là huyện miền núi, diện tích tự nhiên gần 94.000ha, với 14 xã và 2 thị trấn, có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25%, tôn giáo chiếm khoảng 36%.

Một góc thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà
Một góc thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà

    Lâm Hà được thành lập theo Quyết định số 157/QĐ- HĐBT ngày 24/10/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở sáp nhập Vùng kinh tế mới Hà Nội với một phần diện tích của huyện Đức Trọng. Lâm Hà, là huyện miền núi, diện tích tự nhiên gần 94.000ha, với 14 xã và 2 thị trấn, có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 25%, tôn giáo chiếm khoảng 36%.
Qua 35 năm qua, Lâm Hà đã có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Người Lâm Hà hôm nay, bên cạnh đồng bào Thủ đô và người dân Tây Nguyên, còn có đồng bào khắp cả nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau đến sinh sống và lập nghiệp. Bà con mang theo tên làng, tên quận - huyện về đây, đoàn kết chung tay xây dựng quê mới, tạo nên bản sắc đậm đà của văn hóa đa dạng vùng miền.Văn hóa truyền thống của các dân tộc, các vùng miền đã giao thoa, tiếp biến, được nâng niu, trân trọng, bảo tồn, phát huy và phát triển.
 35 năm trước, nói đến Lâm Hà thì người ta nghĩ ngay là một vùng quê nghèo khó, đời sống người dân cơ cực; điện, đường, trường, trạm tạm bợ, khó khăn; tình trạng du canh du cư, thiếu đói giáp hạt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và dịch bệnh sốt rét luôn thường trực. Ngày đó, tìm được một ngôi nhà tường xây, ngói đỏ của người dân không dễ chút nào, hầu hết chỉ là nhà tôn, vách ván. Nhiều xóm thôn chỉ có xe đạp, xe thô sơ, đường xá đi lại, ngay cả Quốc lộ 27 qua địa bàn huyện bấy giờ chủ yếu là đường cấp phối, đêm về những ánh đèn dầu leo lét. Lâm Hà, 35 năm trước: Nghèo, khó, khổ và buồn!
  Với điều kiện khí hậu, đất đai, con người, văn hóa phong phú và đa dạng: Đất đai màu mỡ, cùng với khí hậu ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển cây cà phê, cây dâu, cây chè, các loại rau, hoa nhiệt đới và các loại cây ăn quả đặc sản; là nơi quy tụ con người đến từ nhiều vùng miền trên cả nước do đó tạo nên tính đa sắc tộc, đa sắc thái văn hóa, đa ngành, đa nghề. Đặc biệt, người dân Lâm Hà chịu thương, chịu khó, họ đã kiên trì, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, gian khổ.
Ra đời từ những ngày đầu đất nước đổi mới 1986, đặc biệt từ sau năm 1991, cùng với sự đổi mới của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương Lâm Hà đã từng bước tạo nên sự chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH của huyện. Lâm Hà đã có 14/14 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới từ năm 2019, huyện đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ đã công nhận huyện Lâm Hà đạt chuẩn Huyện nông thôn mới tại Quyết định số 812/QĐ-TTg, ngày 12/7/2022). Nổi bật nhất là giao thông nông thôn, đường nội đồng 100% đã được bê tông hóa và cứng hóa; 9 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 77km đã được nhựa hoá 100%, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm và kết nối tới trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; 139/139 thôn của 14 xã đều có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao thôn đạt chuẩn, đảm bảo thu hút đông đảo người dân đến tham gia sinh hoạt và tổ chức các hoạt động thường xuyên; 81,1% trường đạt chuẩn Quốc gia; 96% hộ có nhà đạt tiêu chuẩn “3 cứng” của Bộ xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện và nâng cao theo năm tháng. 

Đường quốc lộ 27 qua địa phận Lâm Hà
Đường quốc lộ 27 qua địa phận Lâm Hà

Hiện nay, Lâm Hà có vị trí liên kết vùng rất thuận lợi cho việc phát triển: Quốc lộ 27 kết nối tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận và giao nhau với Quốc lộ 20; có Tỉnh lộ 725 nối liền TP. Đà Lạt - Lâm Hà - Di Linh kết nối với Quốc lộ 28 đi Đắc Nông; Tỉnh lộ 724 nối liền huyện Đức Trọng - Lâm Hà - Đam Rông... nên rất thuận lợi trong kết nối giao thông với các huyện, thành phố trong tỉnh và với các tỉnh lân cận; du lịch canh nông đã và đang là loại hình có tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện; hạ tầng ngành điện phát triển, hiện có 9 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 172 MW... Do đó, KT-XH của huyện trong những năm qua liên tục phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ và chiếm xấp xỉ 50%; tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao chiếm 31% diện tích canh tác với 15.800 ha; Lâm Hà có 17 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP với 14 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phẩm đạt 3 sao,  đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và thu nhập của nông dân; tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị hiện chỉ còn 0,7%, khu vực nông thôn 1,06%. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân Lâm Hà giai đoạn 2016-2020 đạt 7,6%, năm 2021 là 6,7% và năm 2022 ước tăng trưởng 13,7% so với năm 2021. Thu ngân sách của Lâm Hà năm 2021 đạt  385 tỷ đồng và 10 tháng đầu năm 2022 đạt trên 455 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của người dân Lâm Hà hàng năm tăng khá cao, năm 2010 chỉ 19,7 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 69 triệu đồng/người/năm, đến hết năm 2021 đã là 74,4 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện hiện có có 39.744,4 ha cà phê, 170,6 ha chè, 3.469,9 ha dâu với tổng sản lượng hàng năm đạt 134.716,4 tấn cà phê, 1.399,9 tấn chè, 91.958 tấn lá dâu.
   Cùng với những thành tựu trên các lĩnh vực KT-XH, quốc phòng - an ninh, hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở không ngừng được củng cố và phát triển. Từ ngày đầu thành lập, Đảng bộ có 529 đảng viên, đến nay đã có 4.368 đảng viên sinh hoạt ở 53 TCCS Đảng. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, phẩm chất đạo đức, tinh thần phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ không ngừng nâng lên; công tác cải cách hành chính được triển khai và có nhiều tiến bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể đã có nhiều đổi mới, sát dân, sát cơ sở hơn, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thi đua phát triển KT-XH của huyện nhà.
  Với những thành tích đã đạt được trong 35 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân huyện Lâm Hà vinh dự, tự hào được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tới thăm, động viên; được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Đó là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân huyện Lâm Hà trong 35 năm xây dựng và phát triển. 
35 năm qua, nhờ đoàn kết một lòng, sự nối tiếp của các thế hệ trong quá  trình xây dựng và phát triển; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện luôn phát huy dân chủ, sáng tạo và tự lực vươn lên để Lâm Hà có vóc dáng như ngày hôm nay. Thành tựu đó không thể thiếu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Lâm Hà với những nghị quyết hợp lòng dân; không thể thiếu sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện, sâu sắc của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành hiệu quả của các cấp chính quyền, sự chung tay của các cơ quan, đoàn thể của tỉnh và huyện; đặc biệt là sự đồng lòng, chung sức của người dân Lâm Hà. Bởi “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Tôi tin tưởng rằng, Lâm Hà sẽ còn tiến nhanh, tiến mạnh hơn nữa trong tương lai (Bí thư Huyện ủy Lâm Hà Hoàng Thanh Hải phát biểu, chia sẻ).
Nhằm phát triển Lâm Hà bền vững,  Nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ huyện xác định: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ theo quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại. Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 30/12/2020 của Huyện ủy Lâm Hà về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và chỉ tiêu của Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng “về Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020 - 2025” đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn và định hướng chung của tỉnh, đồng thời phát huy được những lợi thế riêng của huyện. Tiếp tục tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 24.690 ha (52%) diện tích đất canh tác. Diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông minh đạt 150 ha (0,4%) diện tích canh tác; phát triển sản xuất hữu cơ trên 200 ha. Tập trung phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã Nam Hà, Tân Văn, Đạ Đờn, Phúc Thọ, Tân Hà, Đinh Văn. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 2 Vùng Công nghệ cao được công nhận. Các công nghệ ứng dụng vào sản xuất trong trồng trọt: Sử dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính; công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm; công nghệ đèn Led; ứng dụng công nghệ cảm biến thông minh kết nối và điều khiển tự động (IoT); công nghệ giống, cơ giới hóa, tự động hóa, bón phân tự động, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh hại; kỹ thuật sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm. Trong chăn nuôi, tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ như chuồng nuôi khép kín, điều chỉnh nhiệt độ; chip điện tử trong theo dõi đàn, kiểm soát sức khỏe vật nuôi, tự động, cơ giới hóa chuồng trại, máng ăn, công nghệ quản lý dinh dưỡng, công nghệ xử lý môi trường. Xác định doanh nghiệp công nghệ cao là yếu tố then chốt để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất; thực hiện hiệu quả các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã thông qua lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc và nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ cho các HTX và thành viên; phấn đấu đến năm 2025 có 2 HTX đáp ứng các tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao: Hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức liên kết ngang, liên kết dọc trong các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Phát triển, quảng bá thương hiệu, nâng cao hiệu quả hợp tác, liên kết với vùng sản xuất trong tỉnh, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên, TP. Hà Nội… trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

  Trồng phục hồi rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp: Tăng cường công tác QLBVR, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khôi phục và phát triển rừng. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc trồng rừng phục hồi, trồng rừng sau giải tỏa; tiếp tục thực hiện có hiệu quả trồng rừng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp (Đề án 02). Đảm bảo việc triển khai thực hiện phải đồng bộ, theo lộ trình đề ra đạt trên 600 ha/năm và phấn đấu đạt chỉ tiêu trên 3.000 ha cho cả giai đoạn; hoàn thành chỉ tiêu trồng 1,2 triệu cây xanh trên đất lâm nghiệp, góp phần hoàn thành kế hoạch trồng 4,8 triệu cây xanh của huyện. Tăng cường kiểm tra, khắc phục, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, công tác giao khoán đất lâm nghiệp theo Nghị định 01, NĐ 135 (nay là NĐ 168) và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm, không cam kết hoặc cam kết trồng rừng nhưng không thực hiện. Chú trọng bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng, có chế tài xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm. Đồng thời, có các giải pháp, hướng sản xuất phù hợp như: Tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, cơ chế về liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp để trồng rừng có chia sẻ lợi ích, phát triển các mô hình HTX về lĩnh vực lâm nghiệp. Qua đó tạo điều kiện cho người dân cải thiện sinh kế nhờ rừng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống. 
  Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển đô thị, phát triển công nghiệp chế biến nông sản và du lịch canh nông: Xây dựng và rà soát danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện theo quy hoạch, trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương; thực hiện đồng bộ các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, rút ngắn thời gian giải quyết thủ thục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nhất là về giải phóng mặt bằng giao đất, thuế tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến nông sản. Đến năm 2025 thu hút đầu tư 2 Nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn, xác định quy mô và lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp. Chú trọng xây dựng, phát triển theo chuỗi chế biến để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh thực hiện liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, danh nghiệp, Nhà nước) theo chuỗi giá trị sản phẩm; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện. Cải thiện cơ sở hạ tầng gắn với huy động đóng góp của Nhân dân để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ (hồ chứa nước, kênh mương, giao thông nội đồng, bể chứa rác thải...) tại các khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lập dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng đồng bộ tại khu vực sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Nam Ban, Tân Hà, Đinh Văn, Đạ Đờn từ nguồn vốn ngân sách huyện và lồng ghép vốn dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) của tỉnh. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và mở rộng Cụm công nghiệp Đinh Văn để tạo nguồn quỹ đất và các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn huyện. Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế quan trọng, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển KT-XH nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của địa phương, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác phát triển. Nâng cao chất lượng và mở rộng các mô hình du lịch canh nông từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng các công trình, tiểu cảnh phục vụ nhu cầu của du khách. Từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, ổn định cuộc sống của người dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình du lịch canh nông. Xây dựng quy hoạch các khu vực, điểm du lịch canh nông phù hợp và có những lợi thế của từng địa phương trên địa bàn huyện. Đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư dự án du lịch./.

        Minh Phúc - BTG
    

Lượt xem: 1.621
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000560658
  •  Đang online: 60
  •  Trong tuần: 12.017
  •  Trong tháng: 35.571
  •  Trong năm: 299.521