QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ : Một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở theo  tư tưởng Hồ Chí Minh tại Chi bộ cơ quan Huyện ủy Lâm Hà In trang
20/09/2024 03:31 CH


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ : Một số giải pháp thực hiện văn hóa công sở theo  tư tưởng Hồ Chí Minh tại Chi bộ cơ quan Huyện ủy Lâm Hà

1.    Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, con người
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ,…
Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ở Thủ đô Hà Nội (24/11/1946), tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Tư tưởng này của Người vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục quán triệt, vận dụng có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong cách nhìn bao quát của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, Người đặc biệt coi trọng việc xây dựng con người Việt Nam dựa trên nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc. Vì vậy không thể tách rời việc xây dựng nền văn hóa với việc hình thành những con người mang bản chất, đặc thù riêng của mỗi dân tộc trong tổng thể của nền văn hóa Việt Nam. 
Trong bài “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc… Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.
Trong quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rõ: “... gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. 
Văn kiện Đại hội XIII cũng xác định “Tất cả các yếu tố nền tảng đều liên quan đến con người, đến nhân dân. Nguyên tắc xuyên suốt, con người là trung tâm của chính sách xã hội - tất cả vì con người, vì nhân dân. Lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.
Đối với mỗi cơ quan, đơn vị, văn hóa công sở được coi là hệ thống các giá trị và các giá trị này được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị. Từ đó, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ, cách ứng xử hay đơn giản chỉ là việc lựa chọn trang phục, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công sở của cán bộ, công chức và người lao động đang làm việc tại cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, văn hóa công sở là giá trị mà cơ quan, đơn vị tạo được về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình hoạt động.
Văn hóa công sở được thể hiện trên các phương tiện như: Giao tiếp, ứng xử; mối quan hệ giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nhau; giữa nhân viên với lãnh đạo; giữa nhân viên với người dân hay trang phục và cách bài trí công sở... Bởi thế mà mỗi cơ quan, đơn vị đều có những tiêu chí, nét văn hóa công sở riêng. Từ những nét văn hóa công sở đó, sẽ tạo thành sợi dây kết nối, gắn kết các thành viên trong cơ quan lại với nhau, tạo sự đồng thuận giữa nhân viên với lãnh đạo, thủ trưởng Cơ quan, đơn vị. Nên văn hóa công sở có sức ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, mục tiêu, công tác điều hành và sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị đó. Có thể nói, việc xây dựng văn hóa công sở là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, vững mạnh và minh bạch, hoạt động có hiệu quả nhằm góp phần hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Thực trạng việc xây dựng  văn hóa công sở tại chi bộ Cơ quan Huyện ủy
2.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng cơ quan văn hóa và thực hiện hiệu quả Văn hóa công sở; Chi bộ Cơ quan Huyện ủy đã khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhiệt tình hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp phát động, đặc biệt là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Thực hiện văn hóa công sở”. Kết quả đạt được cụ thể sau:
* Đối với chi bộ và cơ quan
- Hằng năm, chi bộ chỉ đạo cán bộ, đảng viên tham gia Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm; tham gia phát động, ký kết giao ước thi đua giữa các ban, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch công tác đề ra. Kết quả, 96% cán bộ, công chức và người lao động, đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên. Các đồng chí đảng viên trong chi bộ tham gia góp ý quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên tiến hành rà soát sửa đổi, bổ sung ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ. 
- Thường xuyên rà soát, bổ sung Ban hành chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng cơ quan văn hóa, cơ quan an toàn. 
- Hằng năm chi bộ chỉ đạo công đoàn cơ quan Huyện ủy tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao do các cấp, các ngành phát động; tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày 8/3, 1/6, 27/7, 20/10, Tết Trung thu, Tết nguyên đán … Quan tâm đề xuất đầu tư, sửa chữa cải tạo, nâng cấp các trang thiết bị trong các phòng làm việc. Đến nay, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đều được cấp máy tính, máy in, kết nối internet, hệ thống điều hành tác nghiệp cơ quan Đảng phục vụ công tác. 
- Đã ban hành nhiều văn bản, quy định, quy chế để quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
* Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong Cơ quan
- Cơ bản đã nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Cơ quan.
- Tham gia đầy đủ các đợt học tập chỉ thị, nghị quyết, thông tin thời sự, cập nhật kiến thức mới do các cấp tổ chức; các đợt, lớp học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn. Tổng số cán bộ, công chức, người lao động trong chi bộ là 33 đồng chí, đảng viên là 32/33 đồng chí. Trong đó: 31/33 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học, 14 đồng chí trình độ cao cấp lý luận chính trị và 14 đồng chí trình độ trung cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí đi học lớp trung cấp lý luận chính trị.
- Luôn chú trọng đến việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ; kỷ cương. Có tinh thần cầu thị, lắng nghe; tâm huyết, tận tụy, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc; hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Luôn chú trọng thực hiện các chuẩn mức trong giao tiếp, ứng xử, nhất là việc thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động do cấp trên quy định.
- Đại đa số cán bộ, công chức, người lao động và gia đình đều gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của cấp ủy các cấp, chính quyền nơi cư trú.
- Cán bộ, đảng viên của cơ quan đã thực hiện tốt lời Bác dạy:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.
2.2. Một số tồn tại, hạn chế.
a) Đối với tập thể 
- Việc trang bị cơ sở vật chất cho một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu công việc (Phòng làm việc chật hẹp, số lượng hồ sơ nhiều Ban Tổ chức).
- Cơ quan đôi lúc mất an ninh trật tự, người vào kiện cáo nói to ồn ào.
- Cơ chế vận hành phòng cháy, chữa cháy của cơ quan không đượng thực hiện( huấn luận, vận hành phòng cháy chữa cháy...)
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động 
- Việc chấp hành thời gian làm việc của một số đồng chí có lúc còn chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng đi muộn, về sớm .
- Chất lượng công việc tham mưu cho lãnh đạo có việc chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Đồng chí nguyễn Văn Tình- Bí thư Chi bộ cơ quan Huyện ủy chủ trì  sinh hoạt chi bộ
Đồng chí nguyễn Văn Tình- Bí thư Chi bộ cơ quan Huyện ủy chủ trì  sinh hoạt chi bộ

3. Một số giải pháp về thực hiện văn hóa công sở tại chi bộ cơ quan Huyện ủy
- Thực hiện tốt Quyết định số 1847/QĐ-TTG ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt đề án văn hóa công vụ.
- Thực hiện tốt Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện về văn hóa công sở cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, để mỗi cán bộ, đảng viên hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình và từ đó thực hiện nghiêm túc các quy định của Cơ quan, thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức của cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước công việc và ý thức chấp hành những nội quy, quy chế, quy định mà Cơ quan ban hành.
- Cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu đơn vị nghiêm túc chỉ đạo thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của BCT về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc triển khai thực hiện việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
- Công đoàn cơ quan Huyện ủy quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, người lao động và gia đình; phát động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch... Nội dung hoạt động cần hướng vào việc xây dựng và thực hiện văn hóa công sở, góp phần xây dựng tổ chức đảng, cơ quan Đảng trong sạch, vững mạnh; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, làm chủ.
- Mỗi cán bộ, công chức cần nhận thức được thực hiện tốt văn hóa công sở và làm tốt nhiệm vụ, công việc, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện văn hóa công sở gắn với phát huy vai trò gương mẫu, nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện văn hóa công sở. 
- Tạo điều kiện cho cán bộ công chức nâng cao trình độ, kỹ năng công tác; tạo môi trường làm việc thân thiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân xuất sắc; quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức.
- Tiếp tục giữ gìn, phát huy tiềm năng, lợi thế và nét đẹp đặc sắc, đặc trưng văn hóa. Chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với phương châm “3 điều cần làm” và “4 điều cần tránh”.

       Lê Thị Hải -  BDVHU

Lượt xem: 7
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000488112
  •  Đang online: 14
  •  Trong tuần: 5.068
  •  Trong tháng: 15.271
  •  Trong năm: 226.975