QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, TRÁCH NHIỆM CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ,  VÙNG ĐỒNG BÀO CÓ ĐẠO TẠI HUYỆN LÂM HÀ In trang
02/03/2023 01:21 CH

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, TRÁCH NHIỆM CỦA CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ,  VÙNG ĐỒNG BÀO CÓ ĐẠO TẠI HUYỆN LÂM HÀ

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vần đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta, Đảng ta đã đề ra chủ trương chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Đến Đại hội XIII vẫn tiếp tục khẳng định các nguyên tắc trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đó là “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Trước đây, văn kiện Đại hội Đảng nói là các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, nhưng hiện nay đặt bình đẳng trước đoàn kết. Đảng ta chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, mà trước hết cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030. Văn kiện Đại hội XIII khẳng định một nội dung trọng tâm là “Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững”. Xác định rõ quan điểm của Đảng về công tác dân tộc, công tác tôn giáo và thực hiện công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc, vùng tôn giáo là chiến lược cơ bản, lâu dài, hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Đồng thời, cũng là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị. Từ đó cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, công tác tôn giáo và Kết luận số 08-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo”.
 Huyện Lâm Hà có diện tích tự nhiên 93.994 ha, dân số 144.707 người, toàn huyện có 16 xã, thị trấn với 30 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tập trung ở 57 thôn, tổ dân phố thuộc 10 xã, thị trấn là Đinh Văn, Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Mê Linh, Phúc Thọ, Tân Thanh, Đan Phượng, Liên Hà. Nhìn chung ĐBDTTS chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia vào các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương. 
Ban Thường vụ Huyện ủy Lâm Hà luôn xác định công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS, vùng có đạo trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và của cả hệ thống chính trị. Từ đó đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến công tác dân tộc, công tác tôn giáo; chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chỉ đạo Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện hướng về cơ sở, tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của già làng, người có uy tín, lực lượng cốt cán trong vùng ĐBDTTS, vùng tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; chăm lo lao động sản xuất; giữ gìn phong tục, tập quán, bản sắc tốt đẹp của các dân tộc; không nghe, không tin theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu; thực hiện tốt quy ước, hương ước của thôn. Kết quả đó không những góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội mà còn tăng cường củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. 
Qua triển khai thực hiện đã chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS. Trong những năm qua (từ 2019 -2022) đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 01 Tổ Hội già làng tự quản, gồm 10 thành viên, số cốt cán trong phong trào tôn giáo có 239 vị; công tác tuyên truyền vận động trong vùng ĐBDTTS, vùng có đạo được tổ chức triển khai thường xuyên, đã tổ chức 440 buổi với 30.278 lượt người tham dự; ngân sách nhà nước đã đầu tư trên 35.064 triệu đồng, trên các lĩnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho ĐBDTTS; hàng năm giải quyết việc làm cho 3.500 lao động vùng ĐBDTTS…từ đó nhận thức của ĐBDTTS được nâng lên; đời sống của ĐBDTTS, vùng có đạo không ngừng được cải thiện, không còn hộ đói. 
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở địa phương đạt được kết quả tích cực, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, có nhiều mô hình, điển hình hay, cách làm hiệu quả được nhân rộng trong vùng ĐBDTTS. Ủy ban MTTQ huyện xây dựng mô hình “Tổ liên kết trồng dâu nuôi tằm” trong các thôn ĐBDTTS xã Mê Linh, mô hình “Tổ già làng tự quản” ở xã Đạ Đờn; Hội phụ nữ với mô hình “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyệt thống”, “Tổ phụ nữ không sinh con thứ 3”. Hội Nông dân có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Xóa đói giảm nghèo, ngày vì người nghèo”; Hội Cựu chiến binh có phong trào “Cựu Chiến binh gương mẫu”; Đoàn thanh niên có phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; “Đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp”.... Cuộc vận động gây quỹ ủng hộ ĐBDTTS nghèo, xây nhà đại đoàn kết, nhà thân ái cho hộ nghèo, hội vội viên là ĐBDTTS được MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội huyện đến các xã, thị trấn quan tâm triển khai hiệu quả.
Ban Dân vận Huyện ủy phối với lực lượng vũ trang, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, phòng, ban chuyên môn của huyện triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp làm công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS. Tranh thủ ủy tín của các già làng, chức sắc tiêu biểu, các cốt cán trong vùng ĐBDTTS, phát huy vai trò “Tổ già làng tự quản” để tuyên truyền vận động đồng bào chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công an huyện phối hợp tổ chức “Diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” ở cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ĐBDTTS tham gia bảo vệ Tổ quốc, tích cực đấu tranh phòng ngừa, tố giác các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Trong thời gian qua, Công an huyện đã tiến hành tranh thủ cá biệt với trên 100 lượt già làng, chức sắc các tôn giáo, người có uy tín và các cốt cán trong vùng ĐBDTTS, tạo sự đồng thuận của các già làng, chức sắc tôn giáo giải quyết các mâu thuẫn trong khu dân cư; đồng thời vận động ĐBDTTS thi đua phát triển sản xuất, nâng cao dân sinh, dân trí, cảnh giác cách mạng, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu. Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp triển khai có hiệu quả việc xây dựng thực lực chính trị trong vùng ĐBDTTS; tham mưu mở 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QP - AN đối tượng 4 với 344 lượt cán bộ chủ chốt xã, thị trấn và các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS; mở 01 lớp cho đối tượng là chức việc các tôn giáo; trong những năm qua, cán bộ chiến sỹ BCHQS huyện phối hợp trực tiếp làm công tác dân vận với 10.500 ngày công tham gia thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, lốc xoáy, cứu hộ, cứu nạn; xây dựng 01 căn nhà tình nghĩa Quân - Dân tặng gia đình hội viên CCB đạo Công giáo có hoàn cảnh khó khăn.
Công tác phát triển đảng viên mới trong vùng ĐBDTTS được cấp ủy quan tâm, đến nay toàn Đảng bộ huyện có 216 đảng viên là người ĐBDTTS; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vận động ĐBDTTS thi đua yêu nước, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền TSVM. Vai trò của công tác dân vận ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong vùng đồng bào DTTS, vùng có đạo thường xuyên được chú trọng; Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp tham mưu Ban Chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo huyện tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn huyện hàng năm để trao đổi về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kịp thời giải quyết các tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. 
 Trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” vận động đồng bào thực hiện phòng chống dịch Covid -19 có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả được nhân rộng trong vùng ĐBDTTS như MTTQ với mô hình “Bảo vệ vùng xanh” Hội Phụ nữ có mô hình “Làm tấm chắn giọt bắn” “vận động ủng hộ rau, củ, quả”; Đoàn Thanh niên với mô hình “Đội thanh niên tình nguyện phản ứng nhanh phòng chống  dịch Covid -19”; phát huy vai trò tổ Covid -19 trong cộng đồng thôn, tổ dân phố ở các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biên pháp phòng, chống dịch Covid -19 và bảo vệ vùng xanh... Phát động triển khai có hiệu quả “Quỹ Phòng chống Covid -19”. 
Năm 2022 được sự quan của cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: 3.174 triệu đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi: 4.891 triệu đồng. Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDT Nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân tộc vùng đồng bào DTTS: 4.830 triệu đồng. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: 594 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc: 2.862 triệu đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực: 357 triệu đồng. Phân bổ 1.338 triệu đồng cho các lĩnh vực. Phân bổ 99 triệu đồng cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Phân bổ 327 triệu đồng cho việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm còn 3,03%, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.

Nghề dệt thổ cẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà
Nghề dệt thổ cẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

* Tuy nhiên công tác dân vận vùng ĐBDTTS, vùng có đạo còn những hạn chế, tồn tại:
Một số cấp ủy, chính quyền ở địa phương chưa thực sự nhận thức hết tầm quan trọng của công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS, vùng có đạo, từ đó chưa phát huy được tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân tộc, công tác tôn giáo trên địa bàn mình phụ trách.
 Công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân của Mặt trận, các tổ chức chính  trị - xã hội chưa đồng bộ; sự phối hợp của các phòng, ban của huyện với các địa phương chưa thực sự chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện công tác dân vận mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền, chưa tập trung nghiên cứu đi sâu vào công tác vận động nhân dân dẫn hiệu quả chưa cao. 
 Công tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể cùng các phòng ban liên quan với chức sắc, chức việc ở một số địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nói chung và bà con ĐBDTTS, bà con vùng có đạo chưa thường xuyên, dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.
    * Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Nhận thức của đội ngũ cán bộ tham mưu làm công tác dân tộc, tôn giáo ở cơ sở còn chưa cao; trình độ, năng lực còn hạn chế, dẫn đến việc tham mưu nắm bắt và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo chưa kịp thời.
Xuất phát điểm của vùng ĐBDTTS còn thấp, ý thức tự vươn lên của một bộ phận đồng bào còn chậm chuyển biến, ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế . 
* Giải pháp trong thời gian tới.
 Công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền; việc phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, của khối dân vận, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, các địa phương cơ sở triển khai thực hiện công tác dân vận trong vùng ĐBDTTS, vùng đồng bào có đạo tại huyện hiệu quả, thiết thực; đổi mới phương pháp tuyên truyền vận động để đem lại hiệu quả cao, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo. 
Phối hợp cùng với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành của huyện và cơ sở, thường xuyên tuyên truyền, vận động ĐBDTTS, bà con theo đạo phát huy nội lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; tích cực lao động sản xuất, sống tốt đời, đẹp đạo chăm lo phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt; tích cực xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán không còn phù hợp trong việc cưới, việc tang... phối hợp phát động phong trào “Toàn dân đấu tranh tố giác tội phạm” nêu cao cảnh giác cách mạng, không tin, không nghe, không làm theo sự kích động, xúi giục của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập trung nhân rộng các mô hình như “nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “khu dân cư không theo đạo trái phép, không mê tín dị đoạn”, “tôn giáo với Luật An toàn giao thông”.... 
Ban Dân vận phối hợp với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các phòng, ban liên qua của huyện thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động bà con vùng ĐBDTTS, vùng có đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ gìn các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Phát huy hơn nữa vai trò của già làng, người có uy tín, cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc, vùng tôn giáo, trở thành lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 Phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trung tâm nông nghiệp huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện tổ chức các hội thảo đầu bờ về áp dung khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện, Phòng Nội vụ huyện thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tư tưởng, tâm trạng của quần chúng nhân dân, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết khi có các vụ việc phức tạp phát sinh, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. 
Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức như: Ra quân tuyên truyền, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tổ chức đoàn, hội ở cơ sở, tổ chức tham quan trực tiếp các mô hình trong và ngoài huyện…
Tích cực tham gia các đợt phát động trong vùng ĐBDTTS, vùng có đạo về nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo không ngừng đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý mọi âm mưu lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch. 
Thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời tham mưu, đề xuất hướng giải quyết khi có vụ việc phức tạp, phát sinh trên địa bàn, không để xảy ra điểm nóng nhất là các vấn đề an ninh, trật tự liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo.
 Tham mưu cho Ban Chỉ đạo tín ngưỡng, tôn giáo huyện xây dựng toàn diện vùng ĐBDTTS, Ban Chỉ đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo huyện xây dựng kế hoạch phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo.
Tham mưu xây dựng các mô hình điểm ở cơ sở, điển hình như: Mô hình nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; không theo đạo trái phép, không mê tín dị đoan… kịp thời đề xuất khen thưởng các mô hình hay, cách làm tốt, từ đó triển khai nhân rộng trên địa bàn.
Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và chức sắc, chức việc các tôn giáo; phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, vùng tôn giáo.

Đồng chí Đinh Đức Chí - UVBTVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện và  đội văn nghệ ĐBDTTS xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà
Đồng chí Đinh Đức Chí - UVBTVHU, Phó Chủ tịch UBND huyện và  đội văn nghệ ĐBDTTS xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà

Có thể nói tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hành dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, tích cực tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, công tác từ thiện xã hội thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Hà lần thứ VIII đề ra. 

                                          Lê Thị Hải - BDVHU
 

Lượt xem: 850
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000561489
  •  Đang online: 20
  •  Trong tuần: 12.848
  •  Trong tháng: 36.402
  •  Trong năm: 300.352