QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/HU, NGÀY 14/12/2023 CỦA HUYỆN ỦY LÂM HÀ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH, XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NĂM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ “TRÁCH NHIỆM, KỶ CƯƠNG, ĐỔI MỚI; THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ THỨ VIII”.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện  quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Hà In trang
14/09/2022 04:59 CH

Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện 
quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Lâm Hà
-----

Những năm qua, thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xác định rõ việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trong, thường xuyên, lâu dài; gắn việc phát huy dân chủ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. 

Đ/c Lương Thị Bích Hằng - Phó Ban Dân vận Huyện ủy phát biểu tham luận tại Hội nghị Nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở do Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ tỉnh Lâm Đồng tổ chức

Gắn thực hiện quy chế dân chủ với triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của BCH TW Đảng khóa XIII về đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể từ năm 2020 đến nay, hằng năm đồng chí Bí thư Huyện ủy chỉ đạo đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy mỗi năm ít nhất tổ chức 01 cuộc kiểm tra hoặc giám sát về thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/01/2016. Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 149-KH/HU, ngày 4/3/2020 về “tiếp tục thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị gắn với khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện”, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng xây dựng và triển khai thực hiện. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ được triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, phát huy trí tuệ tập thể trên cơ sở đề xuất của cá nhân, tập thể thảo luận bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số. Trong thực hiện các quy định, quy chế làm việc, công tác quản lý và phát triển đảng viên, công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí, sắp xếp cán bộ tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cũng như người đứng đầu thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Thường xuyên quan tâm, củng cố, kiện toàn, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cấp huyện. Với sự quan tâm, sâu sát và chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Bí thư Huyện ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đã từng bước thay đổi nhận thức, trách nhiệm và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương. 
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành của chính quyền chuyển mạnh theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe, tìm hiểu các nguyện vọng chính đáng của nhân dân nhằm đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sát với tình hình thực tế để tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Chính quyền và người đứng đầu đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã nêu cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND kiêm trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đã quan tâm duy trì nề nếp và nâng cao dần chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều quy chế, quy định, tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở các đơn vị, bộ phận trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc với Nhân dân. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện quy chế dân chủ trong loại hình doanh nghiệp. Chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ thục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thực hiện thủ tục cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Quan tâm thực hiện công tác tiếp công dân, chỉ đạo tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo; công tác đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với Nhân dân trong giải quyết các vụ việc phức tạp, đông người. Chỉ đạo chính quyền cơ sở triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn, thực hiện đảm bảo các nội dung theo Pháp lệnh quy định. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã trong chỉ đạo, giải quyết các vấn đề bức xúc, khó khăn của Nhân dân, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. 
Hội đồng nhân dân từ huyện đến cơ sở có nhiều đổi mới trong hoạt động, tổ chức tốt các kỳ họp, quyết nghị ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp, kiến nghị và theo dõi, giám sát việc giải quyết của UBND các cấp. Các kiến nghị bức thiết của cử tri được Thường trực HĐND, đại biểu HĐND trực tiếp xuống địa bàn để tiếp xúc, nghe phản ánh và đề nghị UBND quan tâm giải quyết. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết quan trọng, những vấn đề được dư luận, cử tri, nhân dân quan tâm, việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sâu sát cơ sở, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, của doanh nghiệp… nhất là nội dung liên quan đến phát huy quyền, nghĩa vụ của người dân trong thực hiện quy chế dân chủ. Thực hiện và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với tổ chức đảng, chính quyền, đảng viên, đại biểu dân cử theo quy định. 
Chính sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình có sự chuyển biến rõ nét. Từ đó, bầu không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, mở rộng, vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của người dân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.... góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng còn những tồn tại, hạn chế: Một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nên chưa thực sự quan tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Có lúc, có việc, có nơi thực hiện dân chủ còn hình thức, chưa phát huy quyền làm chủ và vai trò giám sát của người dân. 
Để phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: 
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Gắn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân; quan tâm giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Thường  xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức đúng theo quy định; công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, tiêu cực trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. 
- Tập trung chỉ đạo xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các loại hình ở xã, phường, thị trấn, trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, đánh giá, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy ước về dân chủ ở cơ sở đã ban hành thực hiện, nhưng có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn trên từng lĩnh vực, địa phương, đơn vị, nắm vững, thực hiện đầy đủ và có chất lượng việc thực hiện dân chủ với phương châm: “Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân thụ hưởng” nhằm phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, khắc phục triệt để bệnh hình thức.  
- Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các văn bản liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để các tầng lớp Nhân dân hiểu, tự giác thực hiện tốt. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. 

Bích Hằng - BDV

Lượt xem: 445
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000561599
  •  Đang online: 37
  •  Trong tuần: 12.958
  •  Trong tháng: 36.512
  •  Trong năm: 300.462